Đề tài 2: Sự Góp Mặt và Phát Triển Tinh Thần trong Giáo Dục Phật Giáo do Giáo Sư Jitsujo T. Gauthier, Ngành Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West trình bày. Đề tài 3: Ảnh hưởng của công nghệ số đối với Giáo dục Phật giáo do Giáo sư Miroj Shakya, Giáo sư Khoa Tôn giáo học, cộng tác viên Dự Án Số Hóa Tam Tạng Kinh Kiên Tiếng Sanskrit, đến từ trường University of the West trình bày. Đề tài Nhị Đế và Giáo Dục Phật Giáo, nội dung chính là tập trung vào việc giáo dục Phật giáo liên quan đến chân đế và tục đế. Diễn giả đã bắt đầu bài tham luận bằng câu trích dẫn “Đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ chứ không phải là một tôn giáo. Chúng ta không sùng bái Phật mà nên kính ngưỡng Phật như một bậc Thầy. Chính những lời dạy của đức Phật giúp ta xa lìa khổ đau và đạt được hạnh phúc”. Điều này giúp cho Diễn giả đặt niềm tin vào giáo dục Phật giáo. Và giáo dục Phật giáo bắt đầu từ đâu, theo Diễn giả là qua kệ kinh Pháp Cú thứ 2: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình”. Câu kinh này cho thấy hạnh phúc đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Diễn giả cho một vài ví dụ để chứng minh hạnh phúc đến từ bên trong và nêu lên sự kết hợp giữa Phật học truyền thống và nền giáo dục hiện đại như là tục đế, tuy nhiên chúng ta vẫn phải cần về chân đế. Cuối cùng, ông ta kết luận giáo dục Phật giáo chính là giáo dục trí tuệ ở cả 2 cấp độ Chân đế và tục đế. Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong, trong hội chúng có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiến chung quanh đề tài để diễn giả trả lời. Câu 1: Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi: Cần điều kiện gì để nhập học ngành Tuyên úy Phật giáo, bao nhiêu credit và tốt nghiệp ra có việc làm như thế nào? Giáo sư trả lời: Chương trình học cho ngành Tuyên úy có 72 unit. Ngành tuyên úy Phật giáo có thể làm ở các trường học, các hiệp hội bất vụ lợi hay trường học, ngay cả trong quân đội; tức là 25% làm ở bệnh viện, 25% làm ở các hiệp hội bất vụ lợi, 25% làm trong quân đội, 25% làm ở các lĩnh vực khác như các trường học… Câu 2: TT. Thích Nguyên Tâm hỏi: Ông có biết nhiều gì về nhà thơ Tô Đông Pha và ông có thể giai thích về hai câu thơ: Dòng suối với tiếng reo của nó là cái lưỡi rộng dài/ Ngọn núi hung vĩ là hình hài tỉnh thức của Đức Phật. Diễn giả trả lời chung chung: bài thơ này diễn tả sự hiểu biết về Phật tánh, chân lý giải thoát… Tiếp theo là đề tài tham luận Sự Góp Mặt và Phát Triển Tinh Thần trong Giáo Dục Phật Giáo của Giáo Sư Jitsujo T. Gauthier, Ngành Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West. Diễn giả là người Mỹ tu theo truyền thống Nhật bản. Bà đến với Phật giáo từ năm 2003 qua sự chứng kiến cái chết của cha bà do bị bệnh ung thư ở bệnh viện. Bà đã thực tập Phật giáo hơn 17 năm. Đề tài tham luận của diễn giả với nội dung chính chia ra làm 3 phần: 1.Phác thảo nền giáo dục Phật giáo trong thời đại thông tin. 2.Cung cấp cái nhìn tổng quan về Tuyên úy Phật giáo. 3.Trình bày về Khoa Tuyên úy Phật giáo và bằng Tiến sĩ Phật học cho tu sĩ nghiên cứu sinh tại trường University of the West. Theo bà, chúng ta hiện nay đang bị chi phối bởi nền văn hóa công nghệ thông tin theo nhiều cách. Làm thế nào để chúng ta tuân theo các giáo lý, giới luật trong bối cảnh hỗn loạn của thời đại thông tin. Theo diễn giả thì nền giáo dục Phật giáo trong thời đại thông tin có thể làm thay đổi cách hiểu của chúng ta về chùa, tu viện, trung tâm Phật giáo và Tăng đoàn,… Tuy nhiên, đó là trách nhiệm của cá nhân Phật tử để thực tập tinh tấn chánh niệm và chánh định. Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời. Một Phật tử hỏi: Tại khoa Tuyên úy Phật giáo tại trường đại học có dạy về các giáo lý căn bản như Nhân Quả, Nghiệp báo, Phước đức… Diễn giả trả lời: Trong trường đại học, đây là chương trình chỉ dạy từ cấp độ đại học, trên đại học và tiến sĩ, còn những điều ấy đã được học trước đó hoặc trong môi trường tu tập ở đâu đó. Phật tử Phước Ngọc hỏi: Chương trình học tại tương đối mắc. Nếu người về hưu muốn học thì có chương trình nào trợ giúp tiền học phí không? Diễn giả trả lời: Đây là một trường đã được công nhận, có nhiều phân khoa để học, chương trình để học như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Có rất nhiều chương trình học bỗng của chính phủ. Nói chung, chúng ta có thể apply xin như xin financial aid… Có một Phật tử hỏi: Giáo sư có trình bày rằng một số sinh viên viết những đề tài về sự thiết thực trong đời sống hàng ngày, vậy có cần tiếp cận với người trẻ để hiểu thêm? Diễn giả trả lời: Đây là chương trình thực hành nên tất nhiên cần sự tiếp cận ấy. Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi: Một tu sĩ Phật giáo được dạy tu tập giữ gìn 5 giới, trong đó có không sát sanh, vậy theo học ngành Tuyên úy có chống lại lời dạy ấy không? Trong ngành Social work không cho phép đồng cảm và thông cảm vì đó là sự trái ngược, không biết trong ngành Tuyên úy có không? Diễn giả trả lời: Đây là câu hỏi khó nhưng tôi có thể trả lời rằng người làm tuyên úy không cầm vũ khí. Ngành tuyên là giúp người ta giảm bớt cảm giác khổ đau, nên tôi nghĩ nó không chống lại Phật giáo. Đồng cảm và thông cảm là 2 yếu tố cần thiết của người tuyên úy để thể hiện hiểu biết và cảm giác của người đối diện và đồng chia sẻ với nhau. Đề tài 3: Ảnh hưởng của công nghệ số đối với Giáo dục Phật giáo do Giáo sư Miroj Shakya, Giáo sư Khoa Tôn giáo học, Cộng tác viên Dự Án Số Hóa Tam Tạng Kinh Kiên Tiếng Sanskrit, đến từ trường University of the West trình bày. Đề tài tham luận của diễn giả với nội dung chính là công nghệ đang tác động mạnh đến giáo dục Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số theo cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Kỹ thuật khoa học mới chắc chắn đã giúp tăng cường khả năng giáo dục. Nó đã thay đổi việc nghiêng cứu Phật giáo một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, các học giả và sinh viên vẫn chưa tận dụng được lợi ích của nguồn tài nguyên công nghệ mới. Cần phải cung cấp thêm các lớp chuẩn bị cho sinh viên để họ có thể sử dụng công nghệ hiệu quả hơn. Sau khi diễn giả trình bày bài tham luận xong thì có một thầy hỏi: Diễn giả có phải là Phật tử không? Diễn giả trả lời: Phải. Một Phật tử khác hỏi: Trong lịch sử nói vua Tỳ lưu ly giết hết dòng họ Sakya, vậy tại sao diễn giả là con cháu thuộc dòng họ Sakya vẫn còn đứng ở đây? Diễn giả trả lời: Do một số người trốn thoát và lẫn tránh ở vùng Hy Mã Lạp Sơn nên còn sống sót, và tổ tiên ông là những người đó. Kết thúc Thảo luận buổi sáng BAN THƯ KÝ